Thị trường tài chính Việt Nam chiếm đến 323% GDP năm 2019. Do đó, nếu có bất kỳ rủi ro nào xảy ra đối với nền tài chính thì kinh tế Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất lớn. Vậy trong năm 2020, thị trường tài chính Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nào?
Nhìn lại thị trường tài chính Việt Nam năm 2019
Các chuyên gia đánh giá rất cao thị trường tài chính Việt Nam năm 2019 vì nó có những chuyển biến tích cực và lành mạnh hơn. Chính vì vậy nền tài chính trong năm qua đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Có thể kể đến như:
+ Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phối hợp nhuần nhuyễn hơn. Nhờ đó giảm bớt phát hành trái phiếu lãng phí, lượng cung tiền ra nền kinh tế tốt, đảm bảo mức lạm phát ở mức 2,73%.
+ Khả năng chống chịu của nền kinh tế tốt hơn, dự trữ ngoại hối lên đến gần 80 tỉ USD, tương đương 3,7 tháng nhập khẩu. Tuy đây chưa phải là mức quá cao nhưng là kỷ lục từ trước đến nay. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, trong những năm tới, chúng ta cần phát huy để mức dự trữ ngoại hối tương đương 6 – 8 tháng nhập khẩu.
4 thách thức của thị trường tài chính Việt Nam năm 2020
Thị trường tài chính Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Theo TS Cấn văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), có 4 thách thức lớn đó là:
Thứ nhất: Thể chế cho kinh tế số, ngân hàng số chậm quá; cơ sở dữ liệu quốc gia cũng như của mỗi doanh nghiệp còn phân tán.
Thứ hai: Rủi ro bên ngoài ngày càng phức tạp làm ảnh hưởng đến giá dầu, giá vàng, tỷ giá,…
Thứ ba: Vấn đề tăng vốn cho các ngân hàng thương mại để đáp ứng chuẩn Basel II, áp lực trả nợ công,…
Thứ tư: Vấn đề an ninh mạng.
Vậy tại sao an ninh mạng lại là thách thức lớn đối với thị trường tài chính.
Chúng ta có thể thấy trong năm 2019, số vụ tấn công mạng tăng mạnh lên đến 104%. Trong đó chỉ có 25% doanh nghiệp cho biết khả năng nhận biết rủi ro an ninh mạng.
Tham khảo nguồn: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp