Kinh tế 2017, động lực và lực cản đan xen

Động lực đầu tiên được nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đề cập là có thể có một môi trường đầu tư tốt do hiệu quả cải thiện của những năm trước, đặc biệt là ở năm 2016 sẽ phát huy tác dụng cao hơn ở 2017.

Hội thảo Kinh tế 2017 và sinh khí mới từ Chính phủ kiến tạo 

Ngoài ra nền kinh tế còn có yếu tố động lực từ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu dẫn đến tăng cầu nội địa, rồi khu vực Doanh nghiệp tư nhân bắt đầu khởi sắc, đặc biệt là phong trào khởi nghiệp.

Dù TPP đang gặp khó khăn, “Ông WTO” Trương Đình Tuyển cho rằng Việt Nam vẫn đang tham gia 16 hiệp định thương mại tự do, và đó cũng là một động lực phải nhắc đến.

Về lực cản, ông Tuyển nói, thứ nhất là có nguy cơ bất ổn của kinh tế vĩ mô không được giải quyết. Nợ công tăng, nợ xấu không được giải quyết, đặc biệt là nợ xấu ngân hàng không được giải quyết cơ bản.

Lực cản lớn, theo ông Tuyển chính là tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào đầu tư, vẫn dựa vào xuất khẩu chứ không dựa vào các ngành có giá trị cao.

Có chấp nhận giảm tăng trưởng trong ngắn hạn để tái cơ cấu nền kinh tế thực sự hay không là vấn đề cần đặt ra, vừa muốn tái cơ cấu vừa muốn tăng trưởng cao trong ngắn hạn thì rất khó, ông Tuyển nhấn mạnh.

Lực cản tiếp theo được ông Tuyển nhìn nhận FED đã tăng lãi suất và USD lên giá buộc Việt Nam phải có thái độ với tỷ giá.

Chúng ta có neo được tỷ giá mãi như thế này không, nếu không thì lạm phát sẽ tăng. Mục tiêu lạm phát 4% theo tôi là không thực tế khi mà có nhiều yếu tố đẩy lạm phát cao hơn 2016, như tỷ giá, giá dầu tăng rồi phải điều chỉnh giá một số dịch vụ. Nếu không hóa giải được lực cản thì việc thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng và lạm phát của năm nay đều rất khó, ông Tuyển nói tiếp.

Không thể chạy theo tất cả mọi lĩnh vực mà Việt Nam phải chọn những lĩnh vực có lợi thế như du lịch và nông nghiệp, công nghệ thông tin, phát động khởi nghiệp sáng tạo tìm ra nhân tố mới, phải chọn những lĩnh vực có lợi thế so sánh thì mới ứng phó với làn sóng công nghiệp đang đến ngày càng nhanh, ông Tuyển nhìn nhận.

Khó khăn thách thức của nền kinh tế 2017 dưới góc nhìn của chuyên gia Võ Trí Thành cũng rất cao. Cho rằng ổn định kinh tế vĩ mô là thành công song ông Thành đánh giá nợ công còn không ít rủi ro, lòng tin của công chúng và thị trường tài chính chưa cao. Áp lực điều hành tiền tệ chắc chắn cũng sẽ khó hơn khi phải cân đối quá nhiều mục tiêu.

Viện trưởng Viện Kinh tế Trần Đình Thiên nhận định, khó khăn trong ngắn hạn là rất lớn. Bởi trong nước dù có động lực mới được khơi dậy từ Chính phủ kiến tạo thì khu vực doanh nghiệp vẫn rất yếu, riêng Doanh nghiệp nhà nước quá yếu chứ không phải yếu.

Nhắc đến con số hơn 100 ngàn doanh nghiệp được thành lập mới mà Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh trước đó, ông Thiên cho rằng số này vẫn chưa được kiểm định qua thực tế. Và đo lường qua năng lực cạnh tranh thì khu vực doanh nghiệp rất yếu. 

Liên quan đến vấn đề ông Tuyển đặt ra là có dám giảm tăng trưởng trong ngắn hạn để tái cơ cấu nền kinh tế thực sự hay không, Viện trưởng Thiên cho rằng chưa chắc tái cơ cấu đã làm tăng trưởng giảm đâu mà có khi lại tốt lên vì tiền dân rất nhiều.

Chả năm nào không có khó khăn, cái đó là việc bình thường, càng khó khăn càng tạo ra sức ép nên không lo về mặt khó khăn thách thức, lo nhất là anh có muốn thay đổi anh hay không, có chủ động thay đổi hay không hay chờ sức ép đến tận cùng rồi thay đổi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung tham gia ý kiến.

Và ông Cung cũng thẳng thắn nhìn nhận, nhiều khi chính giới chuyên gia cũng cổ vũ cho sự không muốn thay đổi. Chẳng hạn tăng trưởng không đạt lại đi lý giải là nông nghiệp và khai khoáng không đạt chứ không lý giải là do tăng trưởng đã tới hạn rồi.

– VnEconomy-

Chương trình đào tạo chuyên gia Tài chính tại Viện Quản trị Tài chính AFC

Như vậy, khi nền kinh tế trong nước trở thành một bộ phận khăng khít đối với nền kinh tế quốc tế yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực nói chung cũng như chất lượng của những chuyên gia Tài chính nói riêng trong nền kinh tế thị trường là thiết yếu. Vai trò của những người làm Giám đốc Tài chính (CFO) từ đó cũng có sự thay đổi và linh hoạt, đa năng hơn rất nhiều. 

Tham khảo chương trình Giám đốc Tài chính (CFO) tại Viện Quản trị Tài chính AFC

Liên hệ để nhận thêm nhiều thông tin chi tiết và thông tin hữu ích

Phòng đào tạo. Mss.Ha.0918 924 388

Gmail: Info@afc.edu.vn

Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà NO6B1, P.Thành Thái, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội

 

 

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo