Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, theo các chuyên gia giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận chỉ là hình thức, chứ chưa đúng bản chất giá trị văn bằng.
>>> Các loại bằng thạc sĩ và cách phân biệt
Quy định công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp do Bộ GDĐT ban hành trong Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT năm 2007 và Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 77 vào năm 2013.

Với loạt bài về “Giấy phép con” của Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc công nhận bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp của báo điện tử Dân Việt, khá nhiều người đang bức xúc, phiền hà, đặc biệt với những người học thật, thi thật, có bằng cấp thật. Quy định này như giấy phép con đối với rất nhiều người dân, kể cả hàng nghìn trường hợp được Nhà nước cử đi học.
Quy định này nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều của người dân bởi thủ tục công nhận văn bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo không sát thực tế, vô lý và đôi khi “đánh đồng” người được Nhà nước cử đi học với những người sử dụng bằng giả, kém chất lượng.
Thực tế, hàng nghìn người đi học ở Liên Xô trước đây, giờ vẫn phải làm thủ tục công nhận lại văn bằng, ông Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, “trước đây làm gì có văn hóa kiểm định”.
Ông Vinh cho rằng, không thể bắt những người đi học từ trước đây kiểm định, công nhận lại văn bằng. Trước đây luật định không có văn hóa kiểm định. Nó thuộc về lịch sử, quá khứ, cần phải có mốc thời gian để xác định. Điều quan trọng, cần có khung trình độ quốc gia và Hội đồng kiểm soát giá trị văn bằng.

Theo ông Vinh, về bản chất, người sử dụng văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài không cần Bộ GDĐT công nhận hay không công nhận. Việc công nhận, kiểm định bây giờ chỉ là hình thức, mất thời gian của nhiều người. Bên cạnh đó, nói không công nhận văn bằng nước ngoài là không đúng.
“Anh là cái gì mà đòi công nhận văn bằng của người ta trong khi trình độ của anh như vậy. Ví dụ, có người học ở Pháp về không được công nhận, trong khi họ lại được học tiếp ở Mỹ ở những trường nghiêm chỉnh. Làm sao có thể nói không công nhận văn bằng của họ?
Hay như đào tạo ở nhiều nước họ không phải học những môn như Kinh tế Chính trị, Triết học, quân sự, … liệu khi về nước anh có bắt họ học bổ sung? Điều quan trọng là giá trị văn bằng.
Chúng ta phải có khung trình độ quốc gia để tham chiếu, đối chiếu với nhau, so sánh khung trình độ. Từ đó kết luận văn bằng có hay không tương đương với khung trình độ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Chứ anh không thể nói là không công nhận văn bằng của người ta. Anh không có thẩm quyền gạt bỏ văn bằng đấy, chỉ có thể nói không tương đương với khung trình độ ở Việt Nam” – ông Hoàng Ngọc Vinh nêu quan điểm.

Việt Nam cần có khung trình độ quốc gia để tham chiếu, đối chiếu, so sánh khung trình độ. Từ đó, mới có thể kết luận văn bằng có tương đương với khung trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Bộ Giáo dục và Đào tạo không có thẩm quyền gạt bỏ văn bằng ấy, chỉ có thể nói không tương đương với khung trình độ ở Việt Nam.
“Những trường hợp Nhà nước đã cử đi học nghĩa là đảm bảo địa chỉ uy tín để đào tạo, họ học bằng ngân sách Nhà nước. Nếu học trường dởm ai phải chịu trách nhiệm?”, ông Vinh chia sẻ.
Cũng có những trường hợp rất vô duyên khi đòi hỏi phải có con dấu của Nhà nước mới xem là được phép đào tạo, cấp bằng. Cơ sở chưa được phép nên văn bằng không được công nhận, như vậy là quan liêu. Vấn đề ở đây phải xem chương trình đào tạo có đáng được công nhận hay không? Chúng ta phải có hội động công nhận văn bằng tương đương, kiểm soát chất lượng. Muốn phát giác hàng giả phải có cơ quan chuyên môn soi hàng giả.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
Phòng tuyển sinh và đào tạo doanh nghiệp
Địa chỉ:
Cơ sở 1: Tầng 01, Tòa N06B1, Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Tầng 4, phòng 306, Tòa nhà 109, đường Cộng Hòa, Phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0942 974 500