Các CEO chia sẻ kinh nghiệm tài chính cho người bắt đầu

0
1421

Kinh nghiệm tài chính từ các CEO nổi tiếng luôn là những bài học hữu ích dành cho doanh nhân, đặc biệt đối với những người mới bắt đầu. Đây được coi như kim chỉ nam quan trọng trong quá trình quản lý, vận hành doanh nghiệp.

Cần loại bỏ tối đa chi tiết vụn vặt

Đối với kinh nghiệm tài chính của một doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới bắt đầu phát triển, càng giảm thiểu chi tiêu càng tốt.

Ông Rahul Gandhi, nhà đồng sáng lập kiêm CEO công ty giải pháp lưu trữ MakeSpace.

Ông Rahul Gandhi, nhà đồng sáng lập kiêm CEO công ty giải pháp lưu trữ MakeSpace, cho biết, nếu lập kế hoạch tài chính dài hạn quan trọng hàng đầu thì bạn nên coi việc tìm ra cách để giảm thiểu tối đa chi phí bỏ ra hàng ngày vào vị trí số 2.

Ông cũng đưa ra dẫn chứng, khi thật cần thiết mới sử dụng các ứng dụng đặt xe. Bởi nếu đặt xe quá dễ dàng sẽ khiến bạn lệ thuộc vào nó mà tốn một khoản chi phí kha khá. Hoặc thói quen uống café. Dù nó không đắt tiền nhưng mỗi ngày cộng dồn vào cũng được số tiền lớn. Hãy tập cách tự pha café hoặc uống trà tại công ty, bạn sẽ cảm thấy thoải mái mà lại tiết kiệm được rất nhiều.

Ưu tiên trả nợ trước

Một khi bạn vẫn còn vướng vào một khoản nợ nào đó, dù ít hay nhiều, bạn sẽ bị giới hạn vào một khuôn nhất định. Vì vậy, cách tốt nhất là nên chăm chỉ làm việc, tập trung tiền tiết kiệm cho đến khi trả hết nợ. Đó là kinh nghiệm tài chính của Katelyn Gleason, nhà sáng lập kiêm CEO của công ty Eligible.

Mua nhà nên để sau!

Jack Groetzinger – Đồng sáng lập kiêm CEO của SeatGeek.

Jack Groetzinger – Đồng sáng lập kiêm CEO của SeatGeek chia sẻ: “Nếu tài chính chưa đủ, bạn không nên vội vàng vay mượn, gom tiền để mua nhà nếu chưa thực sự cần thiết. Đặc biệt, khi chưa xác định được nơi ở lâu dài, mua nhà sẽ là sự mạo hiểm lớn dành cho bạn!”

Hãy trả lương cho mình nếu là Startup

Những Startup thường nghĩ rằng mình chưa cần nhận lương, tất cả tiền nên vun vén cho công ty. Tuy nhiên đây là một sai lầm. Joel Wishkovsky – Đồng sáng lập kiêm CEO Simple Contacts đã từng sống 3 năm không lương và dành toàn bộ tiền tiết kiệm cho công ty. Do đó, anh đã không đủ tiền chi trả cho tiền nhà, tiền sinh hoạt.

Để tránh tình trạng rơi vào sự bấp bênh tài chính, bạn nên dành cho mình khoản tiền lương để đủ trang trải cuộc sống, đừng vì công ty mà quên mất mình cũng cần sinh hoạt hàng ngày.

Tìm đến nơi có việc

Việc chuyển chỗ ở không hề dễ dàng và không phải ai cũng có thể làm được điều này. Tuy nhiên, vì sự nghiệp, vì mức thu nhập, bạn nên “cắn răng chịu đựng”, chuyển đến nơi mà các ngành công nghiệp đang phát triển. Chris Terrill – CEO mảng thị trường thương mại điện tử ANGI Homeservices khẳng định những người chần chừ trong quyết định thường sẽ bị giới hạn trong sự lựa chọn và khả năng thu nhập của mình.

Mạnh dạn đầu tư sinh lợi

Chris O’Neill – CEO Evernote

Chris O’Neill – CEO Evernote khuyên rằng, hãy mạnh dạn dành ra 10 – 15% lương để đầu tư sinh lợi vào danh mục đầu tư thụ động trước khi bỏ số tiền đó cho những mục đích khác. Không nên chủ quan bởi rất có thể bạn sẽ mắc sai lầm không đáng có.

Trên đây là những kinh nghiệm tài chính mà các CEO đã chia sẻ. Nếu còn điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Phòng tuyển sinh và đào tạo doanh nghiệp

Địa chỉ:

Cơ sở 1: Tầng 01, Tòa N06B1, Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 2: Tầng 4, phòng 306, Tòa nhà 109, đường Cộng Hòa, Phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0942 974 500