Động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời đại 4.0

0
1397

“Một nền kinh tế trong thời đại 4.0 không thể phát triển nếu vẫn giữ nguyên bộ máy 1.0” – Ông Ousmane Dione, Giám đốc World Bank Việt Nam đã khẳng định. Ông cho rằng động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời đại 4.0 chính là sự cải tạo ở bộ máy quản lý cùng các thể chế lõi của nhà nước.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc World Bank Việt Nam.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc World Bank Việt Nam.

Giám đốc World Bank Việt Nam nhận thấy câu chuyện tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam gắn liền với vấn đề ngập lụt và giao thông. Dưới đây là bài phỏng vấn cùng ông Ousmane Dione, Giám đốc World Bank Việt Nam về động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời đại 4.0.

Tình trạng ngập lụt, biến đổi khí hậu có đang ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam?

Hầu hết các thành phố ở Đông Á hay khu vực Thái Bình Dương, nơi có mật độ dân số và đô thị hóa cao đều phải đối mặt với vấn đề ngập lụt và biến đổi khí hậu.

Đông Á khác với các thành phố ven biển Thái Bình Dương ở Mỹ Latin là có cốt nền cao. Chẳng hạn Lima của Peru ở trên bình nguyên cao mấy trăm mét nên sẽ không có tình trạng nước biển dâng ngập. Tuy nhiên, ở các vùng châu thổ sông và đất ngập như Jakarta, Manila hay Sài Gòn, tình trạng mưa lớn, nước ngầm giảm khiến cho lún đất và ngập lụt ngày càng gia tăng.

Thực trạng kinh tế Việt Nam.
Thực trạng kinh tế Việt Nam.

Đó là lý do vì sao tôi nói TP.HCM cần có hệ thống chống chịu với biến đổi khí hậu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế. Bởi nước ngập nhiều hay ít, nước ô nhiễm nặng hay nhẹ cũng đều tác động đến hoạt động sản xuất, kinh tế hiện nay.

Giải quyết ngập lụt, biến đổi khí hậu đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam?

Tất nhiên là đóng góp rất lớn. Một trong những nhân tố góp phần nên sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam là vấn đề biến đổi khí hậu. Giao thông, cơ sở hạ tầng chất lượng đều có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Theo thống kê số liệu của WB, IMF, dự đoán tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm. Vậy điều này có đáng lo ngại hay không?

Dự đoán của WB, IMF về mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm ở mức 6.5 – 6.7% so với trước kia (7%). Tuy nhiên, đây vẫn được đánh giá là con số rất tốt, không có gì đáng lo ngại.

Với con số tăng trưởng này, Việt Nam nhanh chóng gia nhập vào nhóm nước thu nhập trung bình thấp. Nhưng cũng phải nhìn vào sự thật. Việt Nam mới chỉ chập chững trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tất cả những gì đạt được tới ngày hôm nay chưa thể đảm bảo cho thành công tương lai.

Việt Nam đang phải đối mặt với các thách thức về cấu trúc như tốc độ già hóa dân số tăng nhanh, thậm chí vào loại bậc nhất thế giới. Việt Nam cũng cần giải quyết các vấn đề về sự tăng trưởng chậm của năng suất lao động cũng như mức đầu tư ngày càng giảm, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế bền vững.

Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Thứ nhất là cách mạng công nghiệp 4.0 thay đổi hoàn toàn cách thức tổ chức sản xuất và cuộc sống thường ngày. Thứ hai, sự nổi lên của tâm lý phản toàn cầu hóa, rất dễ dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ.

World Bank đang tiến hành làm báo cáo về động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vậy WB có chú ý cụ thể đến động lực nào không?

Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong nhiều năm qua đã chạm trần. Đây là thời điểm thích hợp để đổi mới. Việt Nam có lợi thế một nền chính trị ổn định, điều này ảnh hưởng quan trọng đến động lực tăng trưởng kinh tế.

Việt Nam cần những cải tổ về cả mặt số lượng và chất lượng. Trên góc độ này, tôi xét thấy có một vài yếu tố đang trở thành động lực tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

Thứ nhất, chính sách tổng thể cho khối kinh tế tư nhân. Các bên phải làm sao để nền kinh tế Việt Nam thu hút sự tham gia và phát triển của khối tư nhân.

Thứ hai, quá trình hiện đại hóa cơ quan nhà nước. Cần phải cách tân, làm mới bộ máy quản lý của cơ quan nhà nước để đáp ứng vai trò nhà nước kiến tạo.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng. Việt Nam phải làm mọi cách để tìm được các bên đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, tạo ra lợi ích lan tỏa rộng lớn.

Thứ tư, nguồn nhân lực. Làm thế nào để xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp tương lai? Đồng thời, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực giải quyết vấn đề cấp bách hiện tại.

Thứ năm, tăng trưởng xanh. Cần phải biến những tư duy, cách làm việc để thay đổi chính sách phát triển “nâu” hóa sang “xanh” nhằm mang lại kết quả bền vững.

Thủ tướng Việt Nam bàn nhiều về câu chuyện cách mạng 4.0 và chính phủ kiến tạo. Vậy những yếu tố đó có vai trò gì với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam?

Cách mạng 4.0 thì đang diễn ra rồi. Chỉ có điều làm thể nào để Việt Nam thích ứng tích cực với 4.0? Thực tế Việt Nam đang phát triển khá tốt trong thời đại 4.0. Để tốt hơn nữa, tôi nghĩ cần 3 yếu tố – TIP – Công nghệ, Thể chế và Con người.

Với công nghệ, Việt Nam cần học hỏi những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Đây là lúc thể hiện vai trò của nhà nước kiến tạo. Họ sẽ đưa ra cách tiếp cận tổng thể, xem xét công nghệ sẽ hỗ trợ thế nào cho thành quả phát triển để đề xuất giải pháp tối ưu.

Với thể chế, chính phủ sẽ nhờ đó để tinh giản thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi lĩnh vực.

Với con người, đầu tư vào con người rất quan trọng bởi không máy móc, luật lệ nào có thể thay thế con người. Nó đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế trong tương lai.

Có một thực trạng ở Việt Nam, sống trong thời đại 4.0 nhưng cách làm việc, quản lý thì ở thời 2.0, thậm chí 1.0. Vậy làm thế nào để giải quyết thực trạng này?

Muốn thay đổi thì không thể “ăn xổi”. Cần có giải pháp đúng và bền. Đó là hiện đại hóa khả năng quản lý và lực lượng công chức. Không thể nào tồn tại bộ máy quản lý 1.0 trong thời đại công nghiệp 4.0.

Cần nhanh chóng thay đổi để phù hợp với thời đại 4.0.
Cần nhanh chóng thay đổi để phù hợp với thời đại 4.0.

Trên đây là những ý kiến của ông Ousmane Dione, Giám đốc World Bank Việt Nam về động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đây sẽ là những thông tin hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp hiện tại. Nếu còn điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Phòng tuyển sinh và đào tạo doanh nghiệp

Hotline: 0934.552.189

Tại Hà Nội: Tầng 01, Tòa nhà N06B1, Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội

Tại Đà Nẵng: Tầng 4 Tòa nhà Đỗ Hải, số 193 Nguyễn Văn Linh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Tại Tp. Hồ Chí Minh: Tầng 4, phòng 306, Tòa nhà 109, Đường Cộng Hòa, P.12, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh