Đã có rất nhiều trường hợp do các nhà lãnh đạo, quản lý không hiểu biết nên dẫn đến tình trạng tranh chấp, kiện tụng trong quá trình phân chia lợi nhuận. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình phân chia lợi nhuận giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn.

Lợi nhuận là gì? Vai trò của lợi nhuận với doanh nghiệp
Lợi nhuận là khoản tiền sinh lời, khoản chênh lệch giữa doanh thu và vốn bỏ ra ban đầu để vận hành doanh nghiệp.
Cũng giống như vốn, nếu doanh nghiệp không có lợi nhuận thì coi như “chết”. Lợi nhuận có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nhà nước nói chung.

Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận có vai trò:
- Tác động đến hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Nó đảm bảo vận hành xuyên suốt, thanh toán nợ đến hạn, ảnh hưởng tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Đảm bảo tái sản xuất mở rộng, bổ sung vốn tái đầu tư.
- Đánh giá năng lực quản lý và làm việc của nhân viên, doanh nghiệp.
- Cải thiện đời sống của nhân viên, tạo động lực phát triển cho nhân viên.
Đối với nhà nước, lợi nhuận có vai trò:
- Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phản ánh năng lực phát triển của nền kinh tế trong một nước. Đồng thời, khi kinh tế chung ổn định, đảm bảo tăng trưởng, doanh nghiệp cũng có động lực mới để theo kịp.
- Dựa vào doanh thu của doanh nghiệp, Nhà nước tiến hành thu thuế để tăng tích lũy xã hội, điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Vì vậy, thu nhập doanh nghiệp càng cao thì số thuế mà Nhà nước thu được càng lớn. Từ đó, Nhà nước sẽ tiến hành tái sản xuất mở rộng, phát triển mọi mặt đời sống xã hội.
Quy định về việc phân chia lợi nhuận doanh nghiệp
Phân chia lợi nhuận doanh nghiệp vô cùng quan trọng, bởi một khi phân bổ sai, không hiệu quả thì lợi nhuận coi như “công cốc”, vô hiệu. Các doanh nghiệp được phép chia lợi nhuận khi có lãi và sau khi đã thực hiện hết nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, với các khoản nợ đến kỳ hạn chi trả. Doanh nghiệp cần tuân thủ theo những quy định sau:
- Khi lỗ doanh nghiệp hết hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế, nếu có đủ điều kiện, doanh nghiệp buộc phải bù lỗ.
- Nếu có các thành viên trong hội đồng quản trị góp vốn liên kết thì phải đảm bảo chia lãi công bằng.
- Cần trích 10% cho quỹ dự phòng tài chính, số dư quỹ tối đa 25% vốn điều lệ.
- Trích lập từ lợi nhuận các quỹ đặc biệt với tỷ lệ đã được quy định với công ty đặc thù như bảo hiểm, ngân hàng thương mại…
- Số lợi nhuận còn lại sau khi đã phân chia theo điều khoản trên với tỷ lệ như sau:
- Trích ít nhất 30% cho quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp
- Trích tối đa 5% cho quỹ thưởng doanh nghiệp. Với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị, không vượt quá 500 triệu đồng/năm, với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị, không quá 200 triệu đồng/năm.
- Số lợi nhuận còn lại phân bổ vào quỹ phúc lợi doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp nên có sự trang bị về những kiến thức pháp luật liên quan đến kế toán, tài chính để đảm bảo sự vận hành một cách tối ưu, hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Công ty TNHH AFC Việt Nam – Website: afc.com.vn
Địa chỉ:
Cơ sở 1: Tầng 01, Tòa N06B1, Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Tầng 4, phòng 306, Tòa nhà 109, đường Cộng Hòa, Phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0942 974 500