Quản trị Tài chính – Bộ não của Doanh nghiệp

Điều kiện tiên quyết giúp cho hoạt động Kinh doanh của Doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao là gì? Đó chính là doanh nghiệp sở hữu một tình hình Tài chính lành mạnh cũng như khả năng Quản trị của doanh nghiệp.

Vai trò của Quản trị Tài chính trong Doanh nghiệp là gì?

Ở những tập đoàn Kinh tế lớn như Apple, Microsoft, Vodaphone, General Motor,…Quản trị Tài chính được tách rời công tác Kế toán thống kế.

Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng tình hình Tài chính của Doanh nghiệp là tất cả những gì có liên quan đến Quản trị Tài chính.

Ngoài ra, bộ phận Quản trị Tài chính còn giúp Giám đốc hoạch định chiến lược Tài chính ngắn hạn và dài hạn của Doanh nghiệp dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố Tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của Doanh nghiệp, bao gồm: chiến lược tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, xác định chiến lược Tài chính cho các chương trình, các dự án của Doanh nghiệp là mở rộng hay thu hẹp sản xuất… 

Thông qua đó, đánh giá, dự đoán có hiệu quả các dự án đầu tư, các hoạt động liên doanh, liên kết, phát hiện âm mưu thôn tính Doanh nghiệp của các đối tác cạnh tranh, đề xuất phương án chia tách hay sáp nhập…

Công việc Quản trị Tài chính như thế nào?

Phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho Doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Tạo điều kiện cho Doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.

Kiểm soát việc sử dụng cả các Tài sản trong Doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.

Có thể nói, nhiệm vụ của bộ phận Quản trị Tài chính – Bộ não của Doanh nghiệp, rộng hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với bộ phận Kế toán – Thống kê. Người đứng đầu bộ phận quan trọng này được gọi là Giám đốc Tài chính (CFO). Trong các tập đoàn Kinh tế đa quốc gia trên thế giới, Giám đốc Tài chính chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt Tài chính – Kế toán trước Tổng giám đốc và Quản trị Tài chính là bộ phận chức năng quan trọng nhất trong các bộ phận chức năng của Doanh nghiệp.

Đối với Việt Nam, tình trạng nhầm lẫn chức năng giữa bộ phận Kế toán và bộ phận Tài chính Doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến trong khi một tương lai không xa, kế toán suy thoái và Tài chính lên ngôi bởi các phần mềm, dịch vụ kế toán thông minh ra đời đã thực hiện công việc thống kê thay con người. Tuy nhiên để phân tích, đọc hiểu và điều khiển những con số biết nói là lúc vai trò của Giám đốc Tài chính (CFO) là thiết yếu.

Quản trị Tài chính truyền thống và Quản trị Tài chính hiện đại trong bối cảnh Kinh tế đổi mới rất khác nhau và ngày càng yêu cầu nhiều kỹ năng, kiến thức chuyên môn, trải nghiệm thực tế.

Một Doanh nghiệp phát triển thành công trong kinh doanh bao giờ cũng phải đi kèm với tình hình Tài chính vững mạnh và hiệu quả. Thế hệ Giám đốc Tài chính (CFO) đã sẵn sàng, chủ động tạo đà cho Doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, tăng khả năng hội nhập kinh tế chưa?

Tonghop

Chương trình đào tạo Giám đốc Tài chính (CFO)

Khai giảng ngày 7/1/2017 (Ưu đãi 20% khi đăng ký ngay)

Tìm hiểu thông tin chi tiết 

Liên hệ Bộ phận Đào tạo AFC Việt Nam

Hotline: 0918924388

Email: Info@afc.edu.vn

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà NO6B1, Phố Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội

 

Phone
Zalo
Messenger
Messenger
Phone
Zalo