Thuật ngữ trong quản trị kinh doanh

0
1922

Hiện nay ngành quản trị kinh doanh ngày càng được nhiều người quan tâm và chú ý. Nếu bạn là một người đam mê kinh doanh và muốn bắt đầu tìm hiểu về ngành quản trị kinh doanh thì trước tiên hãy tìm hiểu về các thuật ngữ trong ngành này. Việc tìm hiểu các thuật ngữ trong ngành quản trị kinh doanh giúp bạn có những kiến thức cơ bản về ngành và giúp bạn làm quen hơn với các thuật ngữ sẽ xuất hiện nhiều trong quản trị kinh doanh.

Các thuật ngữ trong ngành quản trị kinh doanh

Ngoài việc học các kỹ năng như phân tích, thống kê, lập kế hoạch…. Thì việc làm quen những thuật ngữ trong ngành quản trị kinh doanh sẽ là những bước cơ bản nhưng vô cùng quan trọng mà bạn cần phải biết. Sau đây là một số thuật ngữ cơ bản.

Nhóm chỉ số trong kinh doanh

nghệ thuật quản lý nhân sự
Các chỉ số kinh doanh trong doanh nghiệp

Các chỉ số trong quản trị kinh doanh giúp cho việc phân tích thị trường của các nhà doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Các chỉ số kinh doanh giúp cho việc phân tích những thế mạnh cũng như hạn chế trong kinh doanh của doanh nghiệp đó. Kết quả phân tích chỉ ra vị thế, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, trước đối thủ cạnh tranh cũng như chỉ ra năng lực có thể thực hiện một chiến lược hay thấp hơn là một kế hoạch hành động nhất định. Một số chỉ số như:

Chỉ số đòn bẩy( đưa ra chỉ số cán cân nợ): đưa ra những rủi biểu đồ rủi ro về tài chính hay là tình trạng thất thu,  quản trị kinh doanh lỗ dẫn tới các khoản nợ của doanh nghiệp, trong chỉ số nợ có thể có chỉ số nợ toàn phần, chỉ số nợ trên vốn cổ phần , chỉ số về khả năng thanh toán lãi.

Chỉ số lợi nhuận, doanh lợi: Đưa ra những thông số chung về quản lý, từ đó cho thấy lợi nhuận do bán hàng và quản trị kinh doanh có thể trên thị trường truyền thống hoặc các thị trường online.

Chỉ số tăng trưởng: Cho thấy khả năng duy trì vị trí kinh tế của doanh nghiệp trong mức tăng trưởng của nền kinh tế và của ngành, chỉ số này ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của các doanh nghiệp.  Chỉ số tăng trưởng bao gồm: Tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu; Tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận; Tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận cổ phần hàng năm.

Nhóm chiến lược quản trị kinh doanh

Chiến lược chia sẻ nguồn lực: Các doanh nghiệp thường áp dụng chiến lược này khi các doanh nghiệp này đa dạng trong hoạt động  quản trị kinh doanh, các hoạt động kinh doanh này lại có sự tương đồng về các thức sản xuất hay chiến lược marketing. Việc sử dụng đồng bộ phương thức sản xuất đem lại sự tiết giảm trong chi phí đầu tư, đem lại lợi nhuận cao trong kinh doanh.

Quản trị kinh doanh
Các nhóm chiến lược trong quản trị kinh doanh

Chiến lược hội nhập ngang: Là chiến lược nhằm tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh nhằm phân chia thị phần và kiểm soát thị trường quản trị kinh doanh. Hiện nay, một trong những khuynh hướng nổi bật trong quản trị chiến lược là sử dụng hội nhập ngang như một chiến lược tăng trưởng. Từ đó giúp tăng quy mô hợp tác, sản xuất, đem lại nguồn lợi cao cho doanh nghiệp.

Chiến lược hỗn hợp: Là chiến lược cùng một lúc các doanh nghiệp có thể theo đuổi hai chiến lược trở nên, việc kinh doanh một lúc nhiều chiến lược trong quản trị kinh doanh là một bài toán vô cùng phức tạp, đòi hỏi các nhà quản trị kinh doanh phải biết phân chia nguồn lực, biết cân bằng và biết đâu là trọng tâm kinh doanh mà doanh nghiệp cần nhấn mạnh và quan tâm.

Quản trị kinh doanh
Cài đặt chiến lược quản trị kinh doanh

Hiện nay, trường đại học công nghệ Đông Á tổ chức tuyển sinh ngành quản trị kinh doanh. Với phương pháp giảng dạy và mô hình giảng dạy tiên tiến, chi phí hợp lý, trường đại học công nghệ Đông Á tự tin là địa chỉ đào tạo tin cậy, giúp truyền ngọn lửa đam mê kinh doanh cho sinh viên. Hãy đến với đại học công nghệ Đông Á để trải nghiệm. Chúc các bạn thành công!

Trên đây là một số thuật ngữ mà một nhà quản trị kinh doanh sau này cần phải biết. Việc trau dồi cho bản thân những kiến thức về quản trị kinh doanh là đang giúp cho tỉ lệ thành công khi khởi nghiệp của những Start up ngày càng cao. Chúc các bạn thành công.