Ngày 02/06 vừa qua học viên khóa Giám đốc Tài chính chuyên nghiệp CFO K26 và CFO K27 đã thực hành nội dung dự toán tiền trong lập kế hoạch tài chính.
Buổi học thực hành dự toán tiền trong lập kế hoạch tài chính
Mục tiêu của việc lập dự toán tiền mặt:
Bằng việc lập dự toán tiền mặt, nhà quản trị có thể:
– Tiến hành các bước để đảm bảo đủ tiền cho các hoạt động đã dự toán;
– Đủ thời gian cho phép để chuẩn bị nguồn tài trợ bổ sung cần thiết trong kỳ dự toán (và như thế sẽ tránh được chi phí cao đối với những khoản vay khẩn cấp);
– Dự kiến các khoản đầu tư từ số tiền vượt mức tồn quỹ để thu được lợi nhuận cao nhất.
Dự toán tiền mặt bao gồm tất cả các chỉ tiêu ảnh hưởng đến các dòng tiền từ dữ liệu ở hầu hết các dự toán bộ phận của dự toán tổng thể.
Học viên CFO thực hành dự toán tiền
Dự toán tiền gồm 4 thành phần chính:
- Thu tiền: bao gồm số dư tiền mặt tồn quĩ đầu kỳ cộng với tất các khoản thu tiền mặt trong kỳ.
- Chi tiền: bao gồm toàn bộ các khoản thu chi tiền mặt được dự toán, gồm chi mau nguyên vật liệu trực tiếp, chi trả lương lao động trực tiếp, các khoản chi phí sản xuất chung… ngoài ra còn có các khoản chi thuế, chi mua tài sản cố định (nếu có) hoặc chi trả tiền vay ngân hàng hoặc tiền lãi cổ phần.
- Tiền thừa, thiếu: nếu bội chi thì doanh nghiệp có kế hoạch vay tiền mặt ở ngân hàng. Nếu bội thu, doanh nghiệp có thể trả bớt các món nợ vay hoặc đem đầu tư ngắn hạn.
- Nhu cầu tài chính: Phản ảnh một cách chi tiết việc vay và trả nợ vay, trả lãi tiền nợ vay trong kỳ để hỗ trợ cho nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp.
Dự toán tiền mặt được xây dựng theo kỳ thời gian càng ngắn càng tốt. Nhiều doanh nghiệp lập dự án tiền mặt tuần một lần, những doanh nghiệp lớn thì lập dự toán hàng ngày. Tuy nhiên, thông thường, dự toán tiền mặt được lập theo quí hoặc theo tháng.
Học viên CFO thực hành dự toán tiền bằng casestudy
Chuyên gia PGS.TS Đặng Đức Sơn giảng dạy trong buổi học này
Các casestudy về dự toán tiền của công ty Kinh Đô, mẫu dự toán của công ty Xi măng Hà Tiên… đã giúp học viên thực hành cụ thể dựa trên số liệu đầy đủ, chi tiết. Bằng việc phân tích và đánh giá, học viên sẽ có cái nhìn trực quan về cách thức dự toán tiền mặt cũng như biết cách lập dự toán tiền trong khi lập kế hoạch tài chính. Đồng hành cùng học viên là chuyên gia Tài chính – Kế toán trên 20 năm kinh nghiệm PGS.TS Đặng Đức Sơn. Thầy Sơn là PGS ngành kinh tế trẻ nhất Việt Nam và có nhiều năm làm việc và tư vấn thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán cho nhiều công ty, tập đoàn. Với sự tận tâm và nhiệt huyết trong giảng dạy, những chia sẻ hữu ích từ thầy Đặng Đức Sơn đều được học viên đánh giá cao.
Học viên CFO chăm chú, tích cực trong buổi học
Nội dung dự toán tiền mặt là phần cuối khép lại Module Lập kế hoạch tài chính của chương trình Giám đốc Tài chính CFO tại Viện Quản trị Tài chính AFC. Đây cũng là học phần cuối cùng tổng kết của khóa Giám đốc Tài chính CFO K26. Viện Quản trị Tài chính AFC cảm ơn sự đồng hành của các học viên. Hi vọng những trải nghiệm kiến thức bổ ích và thực hành chuyên sâu trong khóa học sẽ được học viên ứng dụng nhuần nhuyễn, trở thành những Giám đốc Tài chính tương lai xuất sắc.
Chương trình Giám đốc tài chính CFO chuyên nghiệp – Khai giảng ngày 9/6/2018
Xem chi tiết: Nội dung khóa Giám đốc Tài chính CFO
Đăng ký tham dự chương trình:
Phòng Đào tạo – Viện Quản trị Tài chính AFC
Hotline: 0918 924 388
Tel: +84 24 6282 7682 – Máy lẻ 106
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà NO6B1, Phố Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội