Áp dụng tiêu chuẩn KPI sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động một cách chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, nhưng đồng nghĩa với đó, nếu không biết cách xây dựng thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình đánh giá nhân viên.

Ưu điểm của áp dụng tiêu chuẩn KPI
Khi doanh nghiệp áp dụng KPI để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, hiệu suất làm việc sẽ được nâng cao một cách rõ ràng. Cụ thể như sau:
Giúp cho các nhân viên thấy rõ hơn mục tiêu làm việc
Một nhân viên muốn làm việc hiệu quả thì phải có mục tiêu, chiến lược rõ ràng. Như vậy họ mới có chỉ tiêu để phấn đấu. Nếu làm việc mà không biết đích của mình ở đâu thì chẳng khác gì “ngựa mất cương, thuyền mất lái”, hiệu quả đạt được không như mong muốn.

Nhà quản trị dễ dàng quản trị nhân viên
Khi áp dụng KPI, nhà quản trị sẽ có những con số cụ thể về hiệu suất làm việc của từng nhân viên, từ đó đánh giá một cách công bằng, không thiên vị bất kỳ ai.
Phát triển động lực làm việc
Khi có hệ thống KPI rõ ràng, ai làm việc hiệu quả sẽ có thưởng, ai chưa hoàn thành sẽ có hình thức phạt thích đáng. Như vậy, họ sẽ hình thành thói quen, động lực cố gắng làm việc tốt nhất.
Tạo ra môi trường làm việc công bằng
Nếu như trước đây theo cách làm việc truyền thống, có nhiều trường hợp ỉ lại, không phấn đấu làm việc, dẫn đến tình trạng người này gánh việc cho người kia. Nhưng hiện nay, tập thể dựa vào những chỉ số KPI đã đề ra để cố gắng phấn đấu, không có sự đố kỵ, mâu thuẫn khi làm việc.
Nhược điểm của áp dụng tiêu chuẩn KPI
Tuy KPI mang lại nhiều hiệu quả tích cực nhưng nếu có sự sai sót trong quá trình xây dựng, thực hiện, nó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Nếu nhà quản trị không biết cách xây dựng và đưa KPI áp dụng trong nhân viên hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến quy trình quản trị nhân lực của cả doanh nghiệp. Nhân viên ắt sẽ có người được thiên vị, người thiếu công bằng, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, xung đột.
KPI mơ hồ, không rõ ràng sẽ khiến nhân viên không xác định được mục tiêu công việc và dần mất đi ý chí, động lực làm việc.
Nếu xây dựng hệ thống KPI quá xa vời, viển vông, thiếu thực tế cũng khiến cho doanh nghiệp “mù đường” để phát triển, nhân viên không biết cách làm việc sao cho hiệu quả.
Phải thay đổi KPI theo từng thời kỳ, mục tiêu phát triển. Không nên để hệ thống KPI mãi đứng im một chỗ, vì như vậy có thể làm cho hiệu suất giảm, kéo theo đó nhân lực cũng giảm dần theo thời gian,
Như vậy, hệ thống KPI cũng có những ưu – nhược điểm riêng mà buộc nhà quản trị phải nắm được để kịp thời đổi mới hoặc xây dựng một cách phù hợp.
Lưu ý khi xây dựng KPI phải đảm bảo 5 yếu tố:
S – Specific: Cụ thể;
M – Measurable: Có thể đo lường;
A – Achievable: Có thể đạt được;
R – Realistic: Thực tế;
T – Time: Có thời hạn cụ thể.
Nếu còn điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Phòng tuyển sinh và đào tạo doanh nghiệp
Địa chỉ:
Cơ sở 1: Tầng 01, Tòa N06B1, Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Tầng 4, phòng 306, Tòa nhà 109, đường Cộng Hòa, Phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0942 974 500